Nên ví Trung Quốc như gì bây giờ nhỉ, khi mà mỗi lần mình gặp đều có những bất ngờ mới, những ngạc nhiên mới? Thẩm Quyến là thành phố mình đã đi đến lần thứ 3 mà vẫn có thứ để kể, thì chắc là những thành phố như Trùng Khánh sẽ viết được truyện dài kì quá :))

Mời cả nhà xem lại phần 1phần 2 để thấy những sự thú vị trước đây nếu muốn nhé.

Luôn có công nghệ mới ở những chiếc xe mình gặp

Chủ trương của Thẩm Quyến là thành phố eco-friendly nên ở đây sử dụng xe điện rất nhiều: oto điện, xe máy điện, xe đạp điện. Và ở đây mình ko thấy có xe máy chạy xăng. Các dòng xe điện cũng đều rất rất đa dạng. Có thể do bên này nhiều loại xe quá, trong 1 chuyến du lịch/ công tác thì mình ko đi hết được các dòng xe, hoặc công nghệ mới ra nhiều quá, mà mỗi lần sang mình lại thấy có những tính năng mới mình chưa được biết.

Bên này rất chuộng các dòng xe có kính tràn như thế này. Cái này thì ko mới nhưng lần này sang thì mình thấy càng phổ biến hơn, kính càng ngày càng tràn hơn :)) có loại xe mui kính tràn xuống cả cốp xe đằng sau :v Lái xe chill chill buổi tối làm vài vòng thành phố nghe nhạc thì chắc là thích lắm, còn ban ngày thì nắng nha. Cái nắng ở Thẩm Quyến ko chói chang nhưng cảm giác rất rát da, chứng tỏ là UV rất cao. Nên là đi đâu cứ thủ sẵn mỗi ngày 1 chiếc mặt nạ, cuối ngày đắp cho dịu da nha mấy bà.

Lần này sang mình gặp một số xe có tính năng mình rất thích, đó là auto bật cam 360 khi đi vào ngã rẽ. Tính năng này thì mình thấy Xanh SM nhà mình cũng có rồi, mọi người có thể book Xanh đi thử để trải nghiệm. Các bác xế taxi thì chắc chẳng mấy khi dùng tính năng này đâu nhưng người như tui lại rất thích =))

Chẳng là tui toàn lái xe bằng cam á mọi người =)) Nhất là đường bé xíu như đường Hà Nội, chẳng may chị Google cho đi vào 1 cái ngõ là ôi thôi rồi ko có căn được 2 bên, nên tui toàn bật cam lên đi =)) Còn bên này thì xe có sẵn tính năng đó, vào ngã rẽ là auto bật cam 360 để mình tránh được khúc cua hay góc khuất hai bên. 100 đỉm.

Một chiếc xe Tesla mình đi thì có tính năng cam toàn cảnh đường như thế này, ngồi trong xe mà cảm giác như chơi game đua xe luôn :))

Tính ứng dụng của nó thì mình nghĩ một là để tránh xe bên cạnh khi đi quá gần nhau, và hai là khi đường tắc, tầm nhìn xa bị hạn chế thì mình cũng dễ dàng quan sát. Một ứng dụng nữa mình nghĩ có khả năng hợp lý đó chính là giúp mình vượt trái trên đường quốc lộ 2 làn đường an toàn hơn (cái này tui nghĩ ra thôi chứ ở bển ko có use case này, đường ng ta rộng thênh thang ah =)))).

Chuyện đi ăn

Quét mã QR để đặt đồ ăn tại quán

Hầu hết các nhà hàng ở Trung Quốc hiện đều đã có quét mã QR ra menu để đặt đồ ăn. Mặc dù quét ra menu cũng toàn tiếng Trung nhưng nó cũng rất tiện đối với những người ko biết tiếng Trung như mình vì có hình ảnh rõ ràng. Một số nơi thì menu online này chỉ dùng để đặt đồ, sau đó thanh toán vẫn ra quầy. Một số nơi thì mình thấy thanh toán được qua mini app đó luôn bằng Alipay hoặc Wechatpay.

Zô Steakhouse nhà ng ta nhưng ngựa ngựa order sushi. 10 điểm ngang ngược ko có nhưng :v

Mình thấy mô hình này nếu Shopee Food hoặc Grab Food phát triển được ở Việt Nam thì cũng là 1 business model khá khủng vì (1) hai bên này đã có lợi thế phát triển xong merchants, menu đã sẵn sàng trên app rồi, ko mất công đi acquire merchants nữa; (2) nếu nhân rộng được ra cả nước thì chỉ cần ăn 0.5% GMV cho mỗi transaction thôi là cũng đã quá được :v (khách thanh toán qua thẻ thì nhà hàng cũng vẫn mất phí mà), hoặc thu một khoản phí subscription hàng tháng. Khi sử dụng online menu như thế này thì sẽ giảm nhân sự order món, bếp có thể chuẩn bị món thông qua phần mềm một cách khoa học. Với việc VN đã go cashless khá là nhanh sau covid thì mình thấy hoàn toàn khả thi.

Có một số quán cafe mình đi thì chỉ có đúng 1 bạn nhân viên làm món vận hành cả 1 quán, khách tới quán là auto quét mã, order đồ và khi có đồ thì sẽ có thông báo trên app để tới quầy nhận.

Trà nóng hay trà đá

Ở Việt Nam mình thì đi đâu cũng thấy trà đá, còn bên này thì đi đâu họ cũng uống trà ấm. Mình có hỏi thì được 1 bạn Trung Quốc giải thích là trong Đông y quan niệm rằng rất nhiều bệnh do lạnh mà ra. Do đó, việc uống trà ấm hay nước ấm nói chung sẽ tốt cho sức khỏe hơn là uống lạnh. Các bạn nữ cũng được mẹ dạy từ bé là đến ngày thì chỉ nên uống nước ấm, ko nên uống nước lạnh.

Bên này cũng có văn hóa tráng bát đũa bằng nước ấm trước khi ăn. Có nơi thì sẽ mang ra 1 bình nước sôi để mình tráng, nhưng cũng có nơi tráng bằng trà nóng luôn :)) Thế mới có chuyện ng ta mang trà ra, bàn mình thì uống còn bàn khác thì tráng bát đũa làm mình hoang mang vl :)) Chỗ nào mang trà nóng ra thì đó là 2 in 1 nhé các bạn. Tráng 1 lượt bát đũa cốc bằng trà rồi đổ đi, sau đó mới uống :))

Ở các nhà hàng xịn xịn một xíu thì hầu hết đều đã phục vụ 2 đũa: đũa gắp đồ ăn chung về bát riêng của mình và đũa cá nhân.

Mình thấy việc này khá là vệ sinh, nhất là với những món như lẩu.

Chuyện kinh doanh

Trung Quốc là một đất nước đông dân, thị trường tiêu thụ quá là tiềm năng. Nhưng đồng nghĩa với đó là cạnh tranh rất cao. Do đó, mô hình kinh doanh của bạn nên có cái gì đó thật đặc biệt để thu hút được khách hàng.

Mình đi qua mall và gặp mô hình này khá là hay, rất thu hút sự chú ý, ai đi qua cũng ngoái lại nhìn. Mình chưa biết sự hiệu quả về mặt doanh thu ra sao, nhưng hiệu quả về mặt impression là có rồi đó. Đây là mô hình kinh doanh cafe, cây xanh và bán ghế công thái học theo theme eco-friendly.

Quả thực đi qua 1 cái mall rất nhiều cửa hàng thì một khu vực xanh mát như thế này rất thu hút sự chú ý.

Hay giữa 1000 cửa hàng quần áo trong mall thì window display như thế này rất là đập vào mắt và nó cũng đã khiến mình đứng lại xem một lúc lâu để nghĩ xem cái bảng này vận hành kiểu gì :))

Mỗi miếng bảng sẽ lật liên tục, khi thì ra hình poster mới, khi thì lại giống treasure hunt lật từng ô sẽ ra hình áo/ quần chứ ko phải là mỗi miếng sẽ fix cứng là một hình nào đó. Do đó, mỗi miếng mảng theo mình hiểu là 1 màn hình riêng biệt, cái chưa hiểu là nó đi dây điện và hiển thị kiểu gì với kiểu lật liên tục như vậy :))

Chuyện ở

Lần này mình đi thì team có tìm được một chiếc khách sạn khá là trung tâm và tiện, nằm ngay trên 1 con đường đầy đồ ăn đêm. Sau cả 1 ngày dài đi ngoài đường, hôm nào mình cũng làm ly nước cam tươi và trái cây ngay ngoài cửa khách sạn, rất hạnh phúc. Khách sạn này cũng rất là tâm lý khi chuẩn bị sẵn những đồ nhỏ nhưng đôi khi khách lại rất cần vào những lúc cấp thiết như: chì kẻ mày (hãy tin tôi đi, quên chì kẻ mày có thể là một điều gây chết người :))), tampon hay thuốc cơ bản. Mình cũng ko dùng đến dịch vụ "free rental" này nhưng nhìn thấy thì khá là có cảm tình với khách sạn.

Có cái hộp này đến ngày cuối khi ngồi vào bàn thật sát nó mình mới nhận ra nó là cái gì :)))

Ban đầu nhìn xa mình cứ nghĩ nó là cái đèn hoặc máy xông tinh dầu kiêm sạc điện thoại. Mình đã thấy khách sạn tinh tế khi chuẩn bị sạc rồi. Ai ngờ mục đích chính của cái hộp này lại là việc khác :))) Cái này phải mua nha quý vị, có mã QR trên đầu để thanh toán, xong chắc nó sẽ mở cái pặc để lấy được ra :)) Vẫn cứ là thấy khách sạn tinh tế vì cái hộp này ko ngồi gần thì ko biết nó là cái gì luôn.

Thẩm Quyến là thành phố mới nên các mall đều rất mới và hiện đại. Nhà vệ sinh ở trung tâm thương mại nào cũng dùng máy sấy tay dyson lun.

Team mình có hai bạn đi du học ở Bắc Kinh và Thượng Hải thì hai bạn bảo là Bắc Kinh, Thượng Hải thành phố khá là cũ, ko được như Thẩm Quyến. Thành phố cổ, lâu đời như vậy nên sẽ có những người mindset ko được cởi mở và văn minh, hiện đại như ở đây. Thế mới có chuyện bạn mình kể là nhà vs ở sân vận động Tổ Chim có máy quét mặt lấy giấy vs, để tránh trường hợp các bà hay ra những nơi công cộng lấy hết giấy về nhà mình xài. Hay trong siêu thị cũng phải làm tương tự với túi nilon đựng rau.

Sống ở Trung Quốc bạn chỉ cần có 1 chiếc điện thoại (và tiền trong đó :v) là ra đường được. Nên nhà vs thường sẽ có luôn 1 chỗ để điện thoại như thế này, bên cạnh móc treo đồ. 10 đỉm tinh tế.

Tuy nhiên nền văn minh Trung Quốc vẫn đi sau Việt Nam 1 bậc, đó là ko có vòi xịt nhé nước bạn :v


Bí kíp sinh tồn ở Trung Quốc cho người mới

Lần đầu tiên mình đi TQ, tung tăng và vô tư như đi tất cả mọi nơi khác trên thế giới, mình chỉ mang tiền mặt và thẻ tín dụng. Nhưng sang đến nơi thì mới thấy ở đây ai ai cũng đã go cashless hết cả rồi, những người dùng thẻ hoặc tiền mặt hầu hết là người nước ngoài. Thế mới có tình huống dở khóc dở cười là ăn bát mì có mấy chục đồng thì quán đi đổi tiền mặt hết hơi cho mình.

Ở TQ bạn chỉ cần ra đường hay đi bất kì đâu với 1 chiếc điện thoại là đủ (tất nhiên nếu bạn là người bản địa, hoặc biết tiếng Trung, hoặc là đã đọc bài này hi). Vì tất cả những gì bạn cần thì đều sẽ có 1 app nào đó phục vụ nhu cầu đó của bạn, và app nào thì cũng thanh toán online được hết.

Trong bài này mình sẽ chỉ ra những app căn bản nhất mà mọi người sẽ cần để tự đi du lịch Trung Quốc được, đặc biệt là ở khoản thanh toán. Crack được khoản thanh toán mình cảm thấy như hòa nhập cộng đồng vượt lên vài bậc :)))

Đầu tiên, app mà ai cũng cần đó chính là Wechat.

Wechat như kiểu công cụ kết nối quốc gia của Trung Quốc vậy. Từ cá nhân, công ty, nhà hàng,… tất cả đều có wechat. Bạn cũng có thể làm mọi thứ trên wechat: chat, mua sắm, thanh toán, cập nhật tin tức, tham gia minigame của các nhãn hàng,… Nói chung Wechat như một thế giới online có mọi thứ bạn cần ngoài đời thực.

Để đăng kí được tài khoản Wechat thì bạn phải được giới thiệu/ quét mã bởi 1 người bạn đã dùng Wechat trên 6 tháng, và 1 ngày thì chỉ được quét mã cho 1 người.

Tiện lợi nhất cho những người ko biết tiếng Trung sang Trung Quốc như mình đó chính là Wechat có chế độ dịch rất tốt, dịch khá đa dạng ngôn ngữ. Do Google Translate bị block ở TQ, apple translate thì UX ko tiện nên mình đi đâu toàn chat vào wechat rồi để nó dịch, cực nhanh. Nhiều khi 2 người đứng cạnh nhau nhưng lại vẫn cắm mặt vào điện thoại chat cho nhau, rồi thỉnh thoảng lại ngước lên cười phớ lớ “ok ok” rất vô tri =)) Mình thấy tính năng này của wechat đánh rất đúng insight khách TQ cần giao thương với nhiều nước, đặc biệt là những nơi là cái hub đánh hàng như Quảng Châu, nó giúp cho việc mua bán hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều khi mà TQ là một thứ tiếng khó để thành thạo (ít nhất là đối với mình T_T).

Công cụ thanh toán phổ biến nhất là Wechat pay - TUY NHIÊN - bạn phải có giấy tờ tùy thân TQ thì mới đăng kí được wechat pay.

Do đó, chúng ta sẽ đến với app cần thiết số 2 - Alipay.

Với Alipay thì bạn có thể add thẻ tín dụng của mình vào để lấy nguồn tiền, và verify account bằng passport để được kích hoạt thanh toán. Bạn cứ down app Ali làm theo hướng dẫn trong app là được, tuy nhiên mình cũng đã phải verify mấy lần thì mới được, nên hãy kiên trì nhé.

Khi add thẻ vào thì bạn sẽ thanh toán qua quét mã QR ở các cửa hàng được - do đó kích hoạt được bước này là bạn đã sang một trang mới trên con đường hội nhập với TQ rồi :)) Mình có dùng cả thanh toán Alipay và quẹt thẻ tín dụng thì thấy fee qua Alipay tính ra là rẻ hơn, và so với việc mình đổi tiền mặt thì cũng rẻ hơn luôn.

Tuy nhiên, lại tuy nhiên :)), bạn sẽ ko thể nạp tiền vào ví Alipay qua thẻ tín dụng để chuyển tiền từ ví sang ví cho người khác được. Vì sao cần chuyển tiền từ ví sang ví? VÍ dụ như bạn đã làm quen được với 1 nhà cung cấp hàng qua wechat, và sau đó khi về VN bạn muốn mua hàng và thanh toán tiền cho người ta, thì lúc này phương thức thanh toán chỉ có thể là chuyển từ ví sang ví (giống kiểu chuyển khoản). Mình cũng đã thử quét mã QR cá nhân của người ta nhưng ko hiểu sao ko được.

Do đó, có 2 cách để bạn nạp được tiền vào ví. Một là cầm tiền mặt đưa cho người TQ ở TQ, bảo họ bắn tiền vào ví Alipay cho mình (trong trường hợp bạn lỡ đổi nhiều tiền mặt khi qua TQ và giờ muốn nó vào tài khoản online hơn). Hai là khi bạn về VN thì tìm những từ khóa như “Chuyển tiền Alipay” sẽ có dịch vụ họ nạp tiền vào hộ mình. Đó, vậy là bạn đã có cách để thanh toán, mua hàng TQ dễ dàng rồi. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận với cách thứ 2 vì một là có thể gặp nơi ko uy tín, lừa đảo; hai là đây cũng là mua bán tiền rồi, nên nếu account của người nạp tiền cho bạn ko uy tín và bị block thì cũng dễ bị block luôn account của bạn.

Ngoài ra, trong Alipay có rất nhiều mini apps giúp bạn làm mọi thứ trên đời: đặt máy bay, đặt tàu, dịch,... nên bạn cứ thoải mái khám phá. Khi qua Trung Quốc dùng google dịch sẽ khá bất tiện nếu bạn ko có VPN thì cũng đừng lo vì Alipay cũng hỗ trợ dịch được luôn mà không phải vào VPN gì hết.

Đã xong khoản nói và thanh toán, tiếp theo là đến khoản đi - app Didi

Didi ko chấp nhận phương thức thanh toán tiền mặt, nên bạn bắt buộc phải có Wechat hoặc Alipay thì mới dùng Didi được. Khi đã xong bước 2 thì đến bước này dễ dàng hơn rất nhiều rồi, bạn đặt xe và chọn phương thức thanh toán là Alipay là được.

Có một vài lưu ý khi đi Didi mình cũng đã phải trả bằng tiền (mặt) thế này, mọi người khi book thì lưu ý:

  • Didi cho phép trả sau, tức là bạn hoàn thành cuốc xe rồi mới phải thanh toán. Nguyên nhân thì theo mình nghĩ giá ban đầu chỉ là giá estimated, kết thúc cuốc xe thì mới là giá chót. Tuy nhiên, nó sẽ ko tự động trả như khi bạn đi grab, be - hết chuyến là mở cửa ngoảnh mông đi luôn, mà bạn phải ấn Pay để trả. Và bạn ko cần Pay ngay lập tức, hôm sau pay cũng được :)). Lần đầu tiên đi, đến nơi bác tài cứ bảo là mày chưa trả tiền, mình thì cứ tao trả app rồi mà. Bằng vốn body language hạn hẹp của đôi bên thì cuối cùng mình vẫn rút tiền mặt ra trả cho cuốc xe đó cho xong. Nhưng rồi đến khi book cuốc sau thì mới phát hiện ra và mình phải trả xong cuốc cũ thì mới được book cuốc mới. Vậy là mất 2 lần tiền.
  • Nếu đường bạn đi có đi qua các đoạn cầu phải nộp thuế đường, đại khái là mua vé qua trạm thì nếu bác tài bắt bạn mua vé luôn bằng tiền mặt, khi kết thúc chuyến hình như Didi sẽ hỏi là bạn thanh toán vé qua trạm bằng tiền mặt rồi hay cộng vào app - như mọi người biết đấy, nó xổ ra 1 màn hình tiếng trung thì mình có hiểu gì đâu, thuận tay ấn nút bên phải thế là nó trừ luôn tiền vé vào app :)) Một lần nữa mất 2 lần tiền :))) Đoạn này mình đoán thôi nhé chứ đến giờ vẫn chưa hiểu =)))

Didi cho phép đặt xe liên thành phố luôn nên mình thấy khá là tiện, nhất là khi đi tàu thường khá đông vào những ngày lễ, và mua vé ở ga tàu cũng ko hề dễ dàng khi mà nhân viên ko nói TA và cũng ko có bất kì hướng dẫn nào bằng TA cho bạn cả.

Nói chung, xài được Alipay và Didi là bạn đã sống được ở đây rồi :))

Khoản cuối cùng mà mình thấy cần thiết đó chính là cách để vẫn vào được FB, google khi ở TQ

Lựa chọn đầu tiên là VPN apps - mình xài SnapVPN cho điện thoại. Phần này thì cũng có nhiều app cho mọi người lựa chọn nhưng cũng hên xui, cái được cái ko đó :)) SnapVPN sẽ có 3 ngày dùng miễn phí hoàn toàn, và khi đăng kí gói thì có 7 ngày trial nên 1 trip đi ngắn thì bạn hoàn toàn có thể dùng free. Nếu đi dài hơn thì có gói tháng cũng ko quá đắt. Còn 1 số app VPN khác thì chỉ có gói năm tiền triệu, mắc như quỷ mà ko cần thiết.

Lựa chọn thứ hai là bạn có thể mua sim HongKong từ Vietnam và sang TQ bật roaming, xài fb ggl thoải mái như ở nhà luôn. Ko mất công bật VPN mỗi khi muốn vào.

Đó là tất cả những app mình đã xài để sống sót tại TQ. Chỉ còn 1 app nữa mà nếu mình crack được thì mình thấy mình sẽ bá chủ thiên hạ =)) Đó là app đặt đồ ăn :v Mình hỏi xin dân local tên app thì má ôi ổng chụp cho cái app tên tiếng trung =)) Goy bên trong cái app cũng tiếng trung không =)) Trong các mini apps của Alipay bạn cũng có thể đặt đồ ăn, nhưng phải đăng kí bằng sdt Trung Quốc mới log in được tính năng này.

Thoy đc roy dù sao thì toy cũng là người sống healthy, thích đi bộ dạo phố mua đồ ăn chứ ba cái app lười biếng hư người :v