Đầu tiên phải định nghĩa: Thế nào là một team marketing “thiện chiến”?
Chắc hẳn mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau. Với mình, 1 team marketing thiện chiến là không cần phải quá đông nguời nhưng mỗi nguời trong team đều làm việc hiệu quả, tận dụng tối đa đuợc điểm mạnh của mỗi cá nhân để đem lại kết quả cao nhất. Mỗi nguời đều có đầy đủ các kĩ năng để có thể làm việc độc lập, công việc không bị ảnh huởng bởi nhau, nhưng vẫn là một tập thể bổ sung cho nhau. Quan trọng nhất chính là kết quả — kết quả — kết quả.
Trong hơn 3 năm qua, với quân số cực “lean”
- năm đầu tiên: 1 người
- năm thứ 2: thêm 1 fulltime, 1 part time
- năm thứ 3: team hiện có tổng cộng 4 full time
thì chúng mình đã làm được:
- 170,000+ khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của Beeketing
- ~ $1,5M ARR
- 5/10 apps của Beeketing đều đứng top trên Shopify Appstore
- Tiền chỉ đầu tư vào chất xám và thời gian của team, không dùng quảng cáo
- and a happy marketing team
Mình luôn tự hào với những gì team đã và đang làm, mặc dù so với các startups khác thì những con số trên vẫn khá là khiêm tốn.
Tất cả các bạn join team marketing Beeketing đều là từ fresh đi lên (trừ mình lúc đó không còn “tuơi” lắm :)))) vì cũng đã fail 2,3 cái startups rồi), nên ở giai đoạn mới bắt đầu, một vấn đề mà ai cũng gặp phải là mọi nguời non quá. Vậy chúng mình đã làm thế nào để cùng nhau đi từ 0 đến 1?
1. Công việc đầu tiên của 1 bạn join team marketing sẽ không phải là bất cứ cái gì liên quan đến marketing, mà chính là việc quan trọng nhất của cả công ty: customer success. Tại Beeketing, khách hàng là quan trọng nhất và mọi quyết định của công ty đều xoay quanh khách hàng. Khi làm customer success, mỗi bạn trong team đều sẽ hiểu mọi ngóc ngách của sản phẩm, hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, hiểu ý thích của khách hàng có phải là cái sản phẩm mình cần hay ko, hiểu cách đưa phản hồi chuẩn cho team sản phẩm và hiểu cách từ chối… Quan trọng nhất, luyện khả năng mặt dày và ổn định cảm xúc trước những biến cố (khách chửi =)) ).
2. Training on the job bằng cách cho ng đó handle luôn 1 mảng. Gọi là training nhưng các bạn sẽ phải làm thật, ra kết quả thật ngay trong thời gian training chứ không phải “em đi làm để giao lưu học hỏi kinh nghiệm”. Bằng chứng là có bạn đã đẩy 1 app mới của Beeketing lên số 1 Shopify Appstore trong tháng đầu tiên training và sau 1 tuần khi app chính thức được release, mặc dù trước đó ko hề biết gì về marketing (y)
3. ALWAYS DO YOUR BEST. Vì các bạn đều fresh nên hồi đầu bất cứ task nào mình đều phải review và sửa từng chút một, có khi là sửa cả lỗi ngữ pháp, cách dùng từ,… rất mất thời gian mà nhiều khi còn mang tâm lí demotivated cho nguời làm. Sau đó mình nhận ra 1 pattern chung là sau khi sửa, bài của mọi nguời đều khá ổn, tức là khả năng của mọi nguời đều tốt, vậy tại sao bài đó lại ko ổn ngay từ đầu đi, có phải đỡ mất thời gian không?
Khi đó, mình đều nói với mỗi nguời rằng: “Từ bây giờ mỗi khi viết một cái gì hay làm một task nào, em hãy làm tốt nhất có thể, đọc đi đọc lại cho đến khi em cảm thấy hoàn toàn hài lòng với sản phẩm của chính mình, thì hãy đưa chị review.”
Kể từ đó chất luợng bài mình nhận đuợc tốt hơn hẳn, mỗi bài mình nhìn thấy đuợc công sức của từng bạn cho research, sửa câu, sửa từ và mình không còn phải sửa những lỗi nhỏ nữa. Dần dần, mình đã không còn phải theo sát review task/ bài viết của một số bạn, mọi nguời có thể chủ động đưa ra quyết định cho công việc của mình hơn, mình cũng có nhiều thời gian hơn cho những phần của mình.
4. Có mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu chung của cả team — mục tiêu riêng của mỗi người — mục tiêu cá nhân — mục tiêu công việc. Nhiệm vụ của bạn là tự đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng, nhiệm vụ của team lead sẽ là giúp bạn/ cùng bạn đạt được mục tiêu đó :)) Ví dụ: mục tiêu của bạn là năm sau tăng 2X thu nhập => team lead sẽ cùng bạn đưa ra 1 roadmap làm thế nào để cùng nhau đạt được con số đó, bạn cần phải có những kĩ năng gì, đạt được những kết quả gì, trong thời gian bao lâu,…
5. Để mỗi người trong team tự đưa ra quyết định cho phần việc của mình, mình sẽ chỉ đưa ra định hướng trong những phần team đã tự research mà vẫn cần hỏi, hoặc đưa ra định hướng để ko chệch với đường đi của cả team. Như vậy, mỗi task các bạn làm đều là do chính các bạn nghĩ, làm cho chính các bạn chứ ko phải là làm 1 task trời ơi đất hỡi từ trên giao xuống mà các bạn ko hứng thú.
6. Đọc, đọc nữa, đọc mãi. Học, học nữa, học mãi. Mình ko phải dạng mọt sách, nhưng mình đọc rất nhiều — nhấn mạnh là rất nhiều — blog của các bên để tìm hiểu về cách làm của họ, làm thế nào để họ đạt đc thành công này, con số kia. Hoặc mình cũng mặt dày đi hỏi các bên đã thành công xem họ làm thế nào, họ đã xử lý vấn đề này ra sao. Nên mình cũng luôn khuyến khích mọi người tự đọc, tự đưa ra solution, tự xục xạo học hỏi khi cảm thấy tắc và ko biết nên làm tiếp như thế nào. Như vậy, những gì mọi người có được sẽ là do chính mỗi người tự đắp vào, với tâm lí này thì dù có đi đâu, làm gì, mình tin là mọi người đều sẽ làm tốt.
7.Khen, khen và khen. Nếu team bạn làm tốt, hãy công nhận nó một cách xứng đáng và cho những người khác biết. Mình tự hào về team mình, that’s true, và đây cũng là cách để mình cảm ơn mọi người ;) Tuy nhiên không phải cứ khen mù quáng, khen cho có mà cần khen đúng lúc đúng người thì lời khen mới có giá trị. Lúc chưa đủ 1 lời khen thì có thể thay thế bằng cách “Mặc dù em làm như thế này là ok rồi nhưng chị thấy nếu làm theo hướng này sẽ tốt hơn nữa, em thử xem.” ;)
8. Last but not least, they’re my friends, not my colleagues. Team thường xuyên đi ăn, đi chơi, bà tám với nhau hay cả challenge nhau nữa :)) Ví dụ như toai đang có 1 challenge là build đc bikini body trong vòng 2 tháng đơi haha (winter đến rồi thì bả mới chuẩn bị cho summer body).
Stay strong and let’s build a strong team together!